Thứ Sáu, 12 Tháng Giêng, 2018 46

Chúa Nhật TN 4 B

trích từ tác giả Noel Quessnon

28/01/2018

Suy Niệm Năm B

1). CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN (Noel Quesson)

Mc 1,21-28

Họ (Đức Giêsu và các môn đệ) đi vào thành Caphácnaum...

Đó là bản văn chính xác của Thánh Máccô. Đại danh từ "họ" ở số nhiều trên đây, có vẻ bất định, nhưng rất có ý nghĩa. Đức Giêsu vừa mới kêu gọi được bốn môn đệ. Đó là trang Tin Mừng ta đã suy niệm Chúa nhật vừa qua. Như thế, Đức Giêsu không còn cô lẻ nữa. Đã có một nhóm gồm năm người "đi vào" một thành trên bờ hồ Galilê. Từ đây trở đi, Máccô sẽ giới thiệu cho ta những con người đó luôn cùng sống với nhau. Họ tạo thành một nhóm "Đức Giêsu và các môn đệ của Người”.

Sau này, bằng một thứ ngôn ngữ thần học hơn, Thánh Phaolô sẽ nói đến "Thân Thể đức Kitô" mà chúng ta là các chi thể. Với một cách nói khác, cụ thể hơn, Máccô cũng gợi lên một thực tại như thế. Điều mà đức Giêsu sắp làm, thì lát nữa đây, chính "Người và các môn đệ" sẽ cùng thực hiện! Đó cũng là công trình của Giáo hội.

Thành Ca-phác-na-um...

Ca-phác-na-um chính là biểu tượng cho xứ "Galilê của dân ngoại", miền đất sẽ trở nên nơi thuận lợi cho công việc truyền giảng Tin Mừng. Xưa kia người ta nhắc đến Ca-phác-na-um, cũng như ngày nay người ta nói với Marseille, Amsterdam hay Hồng Kông? Đó là một hải cảng, một nơi vãng lai, pha tạp nhiều chủng tộc. Bước vào thành Đức Giêsu và các môn đệ sẽ nhận ra ngay các thủy thủ, thương gia, nông dân... Những khuôn mặt sạm nắng của đám dân du mục đến từ sa mạc gần đó... những người nghèo khó với quần áo tả tơi, cũng như những nhà tư sản Rôma quần là áo lượt.. những binh lính làm nhiệm vụ cảnh sát cho người ngoại quốc... và có Mátthêu, người thu thuế bị dân chúng nhục mạ, vì thu thuế cho bọn xâm chiếm. Đó là thế giới hỗn tạp. Đức Giêsu biết như thế, nhưng Người vẫn chọn lựa. Ngày nay, để diễn tả một đống đồ lộn xộn, người Pháp đã thường nói: thật là một "Ca-phác-na-um"!

Ngày Sa-bát kế đó, Người vào Hội đường giảng dạy...

Sau khi quay chung cả "nhóm", giờ đây Máccô giơ máy quay phim, ghi hình cảnh chính, tập trung vào con người có vẻ đang dẫn đầu nhóm, một người làng Nadarét thì phải, cho đến lúc này anh ta mới chỉ là một thợ mộc quèn trong một thôn xóm, có tên là Giêsu.

Máccô sắp diễn tả cho ta một "Ngày tiêu biểu của ông Giêsu và nhóm này, một ngày hiển hách tại Ca-phác-na-um, bằng cách kể lại bốn "hành động" đặc trưng của toàn thể tác vụ Đức Giêsu cũng như tác vụ của Giáo hội: 1. Đức Giêsu giảng dạy, 2. Đức Giêsu xua trừ quỷ, 3. đức Giêsu chữa lành người bệnh, 4. Đức Giêsu cầu nguyện. Tất cả những việc làm đó diễn ra trong một ngày: từ bình minh hôm nay đến bình minh hôm sau, từ sáng hôm nay đến sáng ngày mai (Mc 1,21,35). Tôi có nhận thấy mình sống như thế trong ngày sống của Đức Giêsu? trong ngày sống tiêu biểu của người Kitô hữu không?

Mỗi ngày tôi có thực thi như thế cùng với Đức Giêsu không?

Một hoạt động tiêu biểu và ý nghĩa như thế, không phải ngẫu nhiên đã bắt đầu "trong Hội đường vào một ngày Sa-bát". Hội đường vẫn là nơi hội họp chính thức của Do Thái giáo, là Ngôi nhà chung cho mọi người, là Nhà thi hành Lề luật, ngay từ đầu, Đức Giêsu đã đến ngay nơi mà có nhiều người tụ họp đông nhất. Người mong được tiếp xúc.

Người vào Hội đường giảng dạy. Thiên hạ rất đỗi ngạc nhiên về cách Người giảng dạy, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.

Chỉ trong cùng một câu nói mà Máccô đã ba lần sử dụng từ "didakê", "giảng dạy". Đối với Đức Giêsu, chính giáo huấn hay "lời dạy" phải đứng hàng đầu! Thực ra, việc trừ quỷ đã hàm ẩn trong hai khẳng định của lời giáo huấn Đức Giêsu, cũng gọi. Do đó, giảng dạy là vai trò đầu tiên của Đức Giêsu, cũng như của Giáo hội. Tôi cố tưởng tượng xem. Tôi cứ nghĩ như mình thuộc cử tọa đang lắng nghe: Hôm nay, chính Đức Giêsu đang thuyết giảng. Máccô không nói tới  nội dung bài diễn giảng. Trong trang Tin Mừng trước, Người đã phát biểu nội dung đó qua bốn câu: "Thời kỳ đã mãn... Nước Thiên Chúa đã đến gần rồi... Anh em phải sám hối... Anh em hãy tin vào Tin Mừng". Điều làm cho Máccô quan tâm, đó là phản ứng của thính giả: HoÏ say mê thực sự... Đức Giêsu là một nhà bùng biện vĩ đại đúng nghĩa... Người ta "kinh ngạc" vì lời Người. Trước hết, không phải giọng điệu nhằm tạo hiệu quả bề ngoài ; nhưng chính là lời nói đi thẳng vào tâm hồn, nên những câu hỏi đích thật mà mỗi người đều tự đặt ra cho mình ; và mang đến lời đáp trả mà người ta đang mong đợi, bởi vì nó "đúng thực” tận thâm sâu con người?

Một cách long trọng hơn, Thánh Gioan đã bắt đầu Tin Mừng của ông, bằng cách nói về Đức Giêsu như sau: “Lúc khởi đầu, vẫn có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa... và Ngôi Lời đã làm người”. Còn Máccô, bằng một kiểu nói khác, cũng diễn tả đích xác cho ta cùng một thực tại đó: Đức Giêsu, Lời của một Thiên Chúa tự mạc khải, Lời gây ngạc nhiên, Lời mang tính quyết liệt... Đối với lời của Đức Giêsu, là chính sự mạc khải của Thiên Chúa tôi dã dành tình yêu như thế nào? Tôi đã dành thời gian để suy gẫm lời nói, giáo huấn của Đức Giêsu ra sao?

Những “kinh sư” theo truyền thống chỉ biết lặp lại bài vở đã học. Còn Đức Giêsu được người ta chú ý ngay do “uy quyền" của lời Người, uy quyền phát xuất từ bên trong Người. Đức Giêsu nói về Thiên Chúa, Đúng vậy! Nhưng Thiên Chúa, cũng chính là đời sống của Người. Và điều đó dễ được người ta cảm nhận, khi ai đó nói với vẻ xác tín: “anh ta tin như thế!", rồi anh ta sống thiết thân với lời nói của mình. Đó không phải là nói "ba láp", nói "ba hoa chích chòe"... nhưng là nói sự thật. Đúng vậy, đức Giêsu luôn sống thiết thân với lời Người nói. Đó là điều khác với hạng kinh sư. Còn tôi, khi nói về Thiên Chúa, về Giáo hội, tôi có làm cho người ta cảm thấy tôi tin như thế không? Tôi là một "kinh sư” hay là một "chứng nhân"? Tôi có thích lặp lại những bài đã học cách bề ngoài, hay muốn Lời Thiên Chúa trở nên "của tôi", được nội tâm hóa, là chính "thịt xương của xương thịt tôi" không?

Đúng lúc đó, trong Hội đường, có một người bị quỷ ám la  lên...

Chúng ta đang đứng trước bối cảnh phương Đông. Cuốn phim của Zeffirelli đã mô tả rất đúng cảnh này, trong đó thật là náo động, la hét, bạo lực bùng lên. Máccô không ngần ngại tỏ vẻ cho cảnh bùng nổ trên thêm màu sắc: Trước hết, đó là "tiếng la hét" vang lên trong khi Đức Giêsu đang giảng! Rồi Đức Giêsu quát mắng nó": bầu khí thật sôi động kịch liệt! Chính khi "lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng" quỷ mới xuất khỏi anh ta.

Tân ước đã 23 lần bàn tới "thần ô uế" mà sách bài đọc dịch là "thần xấu, bởi vì thực ra từ "ô uế" ở đây không có nghĩa "tình dục" như hiện nay, nhưng sự ô uế chỉ được hiểu như điều gì đối nghịch với sự "thánh thiện". Riêng Máccô, ông sử dụng tới 11 lần từ "thần ô uế". "Thần xấu”, chính là đứa chống lại sự thánh thiện của Thiên Chúa”: chúng ta thấy rõ điều này được mô tả ở đây, Nó “quấy phá" con người! Nó  ngăn cản con người không sống đích thực là người. Con người "bị quấy phá" trên đây, đó là chính biểu tượng của con người "bị tha hóa". "Bị chiếm đoạt", vì một thứ sức mạnh ngoài nhân loại khi chinh phục được con người, đã hoàn toàn thống trị nó.

Trước việc "trừ quỷ" của Đức Giêsu trên đây, chúng ta có thể phân vân giữa hai thái độ, thực ra cũng khá giống nhau, khiến chúng ta khó "hiểu biết sâu xa" cảnh tượng này: thái độ thứ nhất làm ta dễ chán nản và muốn bác bỏ bản văn kỳ dị trên như đã cũ rích và lỗi thời... Ngược lại thấy độ thứ hai gây cho ta thích thú nhìn xem vẻ kỳ diệu bề ngoài của bản văn (theo kiểu nhà đạo diễn phim Người trừ quỷ", khai triển mọi vẻ khủng khiếp có tính kịch trên màn ảnh. Thực ra, Mácô bắt đầu hoạt động của đức Giêsu bằng một việc trừ quỷ, bởi vì ông nhận thấy ở đó bản "tóm lược" trọn vẹn mọi hoạt động của Chúa: Đức Giêsu đến giải phóng con người nô lệ khỏi những quyền lực đang tha hóa họ... Thế giới thay đổi chủ... Nước Thiên Chúa đang bắt đầu! 

Này ông Giêsu Nagiarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông? Tôi biết ông là ai rồi: "ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa".

Thực sự cần phải khám phá ra căn tính đích thực của đức Giêsu. Cần khởi đi từ danh hiệu bình thường "Giêsu, người Nadarét", đến tước hiệu kỳ diệu: "Đấng Thánh của Thiên Chúa". Đức Giêsu không phải là kẻ trừ quỷ tầm thường ở làng thôn, như một số ít người lúc đó đang hoạt động rải rác khắp nơi, trong thế giới Do Thái cũng như trong thế giới dân ngoại: một loại ma thuật hay phù thủy. Hoàn toàn không thể có sự tương hợp giữa "Thần ác" và “Thiên Chúa" được: thế nên Satan  đã công khai tuyên chiến. Ông muốn gây chuyện gì đây? Có liên quan gì giữa ông và tôi? Ông muốn gì, Đó là "tiếng la hét của quỷ". Còn chúng ta thì sao? Cùng với Đức Giêsu, chúng ta có quan niệm đời sống Kitô hữu của chúng ta như một cuộc giao chiến lớn lao nhằm giải phóng không? Những người thuộc "nhóm của Đức Giêsu cần phải sẵn sàng ứng chiến. Những lực lượng thù địch luôn nổi dậy chống lại Người. Tôi có cùng chiến đấu với Đức Giêsu không? Tôi phải giải thoát anh em tôi, và chính bản thân tôi khỏi sự tha hóa, sự ác nào?

Đức Giêsu quát mắng nó: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này".

Từ Hi Lạp được dùng ở đây, có nghĩa là "bịt miệng", "de dọa", "quát mắng". Trước giông bão nổi lên trên biển hồ, Đức Giêsu cũng sử dụng từ này (Mc 4,39). Quyền năng của Đấng Phục sinh chiến thắng mọi quyền lực ma quỷ được diễn tả qua câu: sự ác bị đánh bại, Thiên Chúa xuất hiện.

Chúng ta nên lưu ý một chi tiết có ý nghĩa: đó là khi mọi người hỏi nhau và ngạc nhiên về "nhân cách" của Đức Giêsu... thì ma quỷ đã biết rồi. Nhờ bản tính thiêng liêng, có lẽ quỷ tinh thông hơn con người chăng? Nhưng Đức Giêsu truyền cho chúng phải im lặng: câm miệng lại! hãy im đi! Căn tính đích thục của Đức Giêsu chỉ có thể được mạc khải dần dần: Tuyên bố quá sớm Đức Giêsu là đấng Thánh của Thiên Chúa", là "Con Thiên Chúa", có thể chỉ là một việc làm của ma quỷ. Chỉ đến khi đứng trước thập giá một  "con người, một kẻ ngoại, viên đội trưởng hành quyết, mới công bố những tước hiệu trên một cách hợp thức (Mc 15,39).  

Mọi người đều kinh ngạc, bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có thẩm quyền. Ông ấy ra lệnh cho quỷ, quỷ cũng phải vâng theo".

 Đó là “những Lời", một giáo huấn, một sứ điệp... một điều gì "mới lạ" cho nhân loại.

Đó là những "Dấu chỉ", những "hành động của Đức Giêsu, các bí tích... quyền năng của Thiên Chúa".

Đừng quên rằng, trong bí tích Rửa tội, chính chúng ta đã được Chúa Giêsu "trừ quỷ”, và "dấu chỉ  bí tích" nầy luôn hiện diện: Nó được hiện thực hơn mỗi khi ta cử hành Thánh Thể... trong đó Đức Giêsu "nói" với ta, và "cứu độ” ta khỏi sự dữ.

2) GÓC NHỎ CAO NGUYÊN

=Chúa Kitô như vị ngôn sứ trong Dnl: 17 Bấy giờ Đức Chúa phán với tôi: “Chúng nói phải. 18 Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy. 

=3 công việc trong ngày của CGS: Cầu nguyện (tương quan với Chua Cha), Giảng dạy và Chữa lành (tương quan với tha nhân)

=Giảng dạy là khai trí, khai sáng để biết sự thật về TChúa và con người để đi đúng đường; Chữa lành hồn xác (ngày nay Bệnh viện góp phần chữa lành). Tin Lành chủ yếu ca hát và giảng thuyết vì không có bí tích; Công giáo thêm việc làm bác ái: Giáo xứ thường Mở trươngf học (góp phần vào việc giảng dạy, khái trí, khai sáng). GH Công giáo mở bệnh viện, cô nhi viện...góp phần chữa lành

=Sau 75, CGVN bị hạn chế trong sứ vụ giảng dạy tại học đườNhà Nưng và sứ vụ bác ái chữa lành qua các bệnh viện, cô nhi viện, dưỡng lão...

Nhà Nước xây thêm được bao nhiêu nhà thương? bao nhiêu trường học? lại còn dạy vô thần, sai sự thật... thay vì khách sạn, nơi vui chơi, tượng đài

GHCG bù lại phải tăng cường giang dạy tại nhf thờ , nhất là khai trí tại gia đình

 

 

 

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương