Thứ Ba, 23 Tháng Giêng, 2018 27

Thứ 3 sau CNTN 3

Trích các bài suy niệm Lời Chúa của Noel QUESSON

THỨ BA-TUẦN III THƯỜNG NIÊN (Quesson)

Bài học I: NĂM LẺ: Dt 10,1-10

Lề luật là bóng dáng của những việc tốt lành tương lai... lề luật ấy không bao giờ có thể làm cho những kẻ đến tham dự được hoàn hảo.

Lịch sử các tôn giáo, cũng như lịch sử dân Do Thái là một cuộc mạo hiểm cảm động của con người tìm kiếm Thiên Chúa, theo đuổi hạnh phúc và  sự hoàn thiện. Đây là những sơ phác. Mọi cố gắng này không thể bị khinh  thường, nhưng tác giả thư gửi dân Do Thái, dặn đừng dừng lại đó vì bây giờ Chúa Kitô đã đến. Một mình Người có thể dẫn chúng ta tới hạnh phúc hoàn hảo.

Máu bò dê không thể xóa bỏ tội lỗi.

Mọi tôn giáo cổ không cần được hương thảo vẫn dùng các hy tế súc vật. Nay vài tôn giáo vẫn còn dùng. Con người muốn diễn tả sự tuân phục của mình đối với Thiên Chúa, dưới một  biểu tượng... Máu mang sự   sống… Người ta dâng máu để biểu thị rằng người ta dâng sự sống mình. Nhưng mối nguy thường xuyên là khuynh hướng phù phép, khi ý nghĩa thiêng liêng không còn ở hàng đầu, mà là cử chỉ được hoàn thành theo đúng nghi thức hết sức có thể, làm như người ta có thể thúc ép Thiên Chúa theo kiểu mua bán.

Các tiên tri Do Thái thường lột trần sự vô ích và vô hiệu của các hy tế súc vật nếu như họ thiếu sự chân thành bên trong (Isự1,11 '; Hsự6,6 ; Rm 5,21 ; Gsự6,20 ; Tv 40,7) cũng đã ca tụng sự khám phá cốt yếu này.. Thiên Chúa không thích các lễ vật, mà thích thái độ thâm sâu của những ai mà trong cuộc sống họ có trung thành với Người và vàng phục Người: Sự thờ kính chân thực là chính cuộc sống.

Vì thế khi đến trong thế gian, Chúa Kitô phán “Chúa đã không muốn của hi tế và của lễ hiến dâng, nhưng đã tạo cho con một thân xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của lễ tạ tội.”

 Trước hết ở đây ta ghi nhận điều được mạc khải các Thánh Vịnh là kinh nguyện của Chúa Giêsu.. Thế là thế nào?

Trước hết, vì Chúa Giêsu đã công bố những lời trên vào ngày này hay ngày khác. Chắc chắn vậy. Mà người ta có thể nghĩ mà không sợ lầm rằng có vài đoạn (và nhất là đoạn trên) đã có một âm hưởng riêng hoàn hảo và thường xuyên trong kinh nguyện của Người.

Lạy Chúa, khi đọc lại  những lời này trong Thánh Kinh, chúng con đoán nhận chính kinh nguyện của Chúa

Và rồi, như lời vĩnh cửu của Thiên Chúa, ngay cả trước khi nhập thể và có môi miệng nhân loại để nói. Nhưng lời này của Thánh Vịnh đã được Người linh ứng: Tác giả có thể nói rằng, vào chính lúc nhập thể. Khi vào thế gian Con Thiên Chúa đi đến... để hoàn tất điều chính Người đã linh ứng, cho tác giả vô danh của (Tv 40).

Nên tôi nói: “Lạy Chúa, này tôi đến để thi hành thánh ý Chúa”.

Một trong những lời kinh đẹp nhất người ta có thể lập lại không mỏi mệt... .

Nhưng, nhất là một châm ngôn sống, châm ngôn của chính Chúa Giêsu.

  Như đã nói về tôi ở đâu cuốn  sách

  Trọn Cựu ước đã được hoàn thành do sự hiện diện của  Chúa Giêsu. Chính vì điều đó, mà chúng ta tiếp tục đọc với lòng yêu mến, để khám phá ra sự hiện diện này.

Như thế, đã bãi bỏ điều trước để thiết lập điều sau, chính bởi thánh ý đó mà chúng ta được thánh hóa nhờ việc hiến dâng Mình Chúa Giêsu Kitô một lần là đủ.

Đây là mạc khải căn bản: Khi vào trong thế gian, tự khi hình thai, Chúa Kitô đã hiến hoàn toàn sự sống nhân loại của Người một chiều kích tế hiến để hoàn thành ý Cha, mà thánh giá chỉ là sự hoàn thành sau cùng.

Và thân xác tôi, đời sống tôi... có được dâng  hiến không?

Bài đọc II: NĂM CHẴN: 2 Sm 6,12-15.17-19

Đavít truyền rước Khám Giao ước vào Giêrusalem.

Khi truyền di chuyển Khám vào Giêrusalem, một lần nữa Đavít đã hành động như một chính trị gia lỗi lạc: thành quách cổ xưa mang tính trung lập của dân Giêbusê, tọa lạc cách tuyệt vời giữa hai vương quốc, nay trở nên thủ đô chính trị... Nhưng Đavít còn muốn Giêrusalem trở thành thủ đô tôn giáo để thêm vào vương quyền và việc thống nhất xứ sở mà ông là biểu tượng, một cơ sở thâm sâu hơn, thiêng thánh hơn.

Giêrusalem! Thành thánh  Người ta không thể nói Thiên Chúa hiện diện ở đó hơn nơi khác. Thế nhưng?

Giêrusalem! Thành của Thiên Chúa: Chính là biểu tượng cho ý muốn của Thiên Chúa hiện diện với nhân loại đến ở, nhập thể, cắm lều trại của Người giữa chúng ta.

Giêrusalem! Lạy Chúa, chính tại đó (trong thành mà Đavít chọn lựa) sau này Chúa sẽ lập bữa Tiệc ly để tượng trưng sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng con... Chính tại đó trong thành này, mà Chúa chọn cho mình cái chết và sự Phục sinh.

Qua việc lựa chọn mang tính lịch sử của Đavít, chúng ta không thể không nghĩ đến toàn thể nhân loại, từ nay có một thủ đô, một biểu tượng cho sự hiệp nhất của mình. Tại nơi đây, trên ngọn đồi này, một cây thánh giá đã được dựng lên... Trên núi đá này, tại ngôi mộ này, thân xác ĐứcGiêsu đã an nghỉ… vào thời điểm quan trọng của nhân loại vào giai đoạn này mà lịch sử đổi hướng, khi lần đầu tiên và duy nhất tử thần bị hoàn toàn đánh bại.

Giêrusalem! Với danh xưng là thành an bình

Giêrusalem! Thành luôn bị xâu xé, còn là dấu chỉ công cuộc tìm kiếm của nhân loại: cùng chung sống với nhau... sống liên kết với Thiên Chúa.

Trong lúc rước khám, Đavít tận lực nhảy múa trước Thiên Chúa.

Đavít là vua và là thủ lãnh chính trị cũng như tôn giáo ông tổ chức phụng vụ và cống hiến toàn diện con người mình, cả xác lẫn hồn, vào công việc đó ông ca hát và nhảy múa. Ta cũng biết rằng, chính ông đã soạn thảo một số Thánh Vịnh.

Và đó là một tôn giáo mang tính màu sắc và nồng nhiệt.

Toàn thể nhà Israen hân hoan hò reo trong tiếng kèn trống... Người ta dâng của lễ toàn thiêu và của lễ bình an... Đoạn Người phân  phát cho toàn dân: mỗi người một ổ bánh mì, một bánh chà là, một miếng mát nho khô.

Tổ tiên chúng ta đã có một tôn giáo tươi vui và mang tính cộng  đoàn biết bao?.

Thật là một lễ hội vừa linh thiêng, vừa nhân bản: nhảy múa, nghệ thuật, reo vui, tiệc tùng..

Chúng ta còn phải khám phá lại nhiều điều thuộc lãnh vực này. Nghi thức phụng vụ  của ta đã  trở nên quá âm thầm, thụ động, mỗi người chỉ biết lo cho mình. Chỉ cần so sánh cảnh sống động được diễn tả trên đây tại Giêrusalem,  ngày di chuyển Khám, với các thánh lễ Chúa Nhật của ta, cũng đủ thấy nghi thức hiện nay có vẻ ảm đạm, buồn tẻ. Có lẽ những người trẻ hôm nay, khi làm xáo trộn một chút các tập quán của ta, mới giúp ta gặp lại được một lễ hội, một tôn giáo tươi vui như trên.

Đối với tôi tôn giáo có là một lễ hội, một sự sung sướng, một niềm vui không?

Đức tin của tôi có là một tin vui không? 'Tin mừng có là một sứ điệp tuyệt vời?

Tôi có thuộc vào số người không biết mở miệng tại nhà thờ, thích sống tách biệt không? Hay tôi cố gắng ca hát, tung hô, tham dự vào lễ nghi phụng vụ?

Trước Thiên Chúa... hiện diện trước Thiên Chúa.

Đó là một trong những đề tài mà các đoạn Kinh thánh trên đây muốn trình bày. Song trước Thiên Chúa Đavít nhảy múa trước Thiên Chúa. Lạy Chúa, toàn diện cuộc đời con cần diễn tiến trước Chúa.

BÀI TIN MỪNG: Mc 3;31-35 (tuần III thuòng niên)

Sau cuộc tranh cãi với nhóm luật sĩ đến từ Giêrusalem , Marcô lại bắt đầu tường thuật cho đến câu 21 mà ta đọc thứ bảy vừa qua: Những thân nhân của Người bắt Người, họ nói: Người đã mất trí.

Người về nhà và dân chúng lại kéo đến.

Đám đông, dân chúng luôn có mặt ở đó.

Mẹ Chúa Giêsu và anh em Người đến và  đứng ở ngoài, sai người vào mời Chúa ra.

Mẹ Người là Đức Maria, Ta biết rõ Bà. Nhờ Luca và Matthêu kể lại, ta biết được qua những biến cố thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Bà đã có thái độ đức tin và công cuộc tìm kiếm thiêng liêng rất tiêu biểu.

Nhưng tạm thời, ta tự đặt mình vào tư thế của những độc giả đầu tiên đọc Marcô, chưa đọc Tin Mừng theo Luca và Matthêu. Ta thử quên đi những gì đã biết được nhờ các Tin Mừng khác. Đây là lần đầu tiên ta nghe nói về Mẹ Người! Đây là đoạn văn đầu tiên gợi lại Đức Ma ria. Và đó mới là điều đáng nói.

Quả thực, thánh sử không có ý tô điểm? Nếu trình thuật của ông được diên tả theo  trí tưởng tượng hay thái độ sùng mộ, có lẽ ông ta không viết như thế! đó là tính xác thực mang chất mộc mạc của Tin Mừng thánh Marcô. Đó là những điều ngài nói và không phải tự bày ra được.

Thân nhân của Chúa Giêsu không hiểu được!  Họ muốn triệu hồi Người.

Kìa Mẹ và anh em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy Người trả lời rằng: Ai là Mẹ Ta? Ai là anh em Ta?

Mối quan hệ thân thuộc của Chúa Giêsu không như người ta tưởng, không mang vẻ bề ngoài. Đối với Chúa, những liên hệ huyết tộc, gia đình, môi trường xã hội không phải luôn đứng hàng đầu. Chúng cần thiết và hiện thực. Nhưng ta không có quyền đóng khung tại đó..

 Thân nhân của Người không hiểu điều đó!

Và cả dân làng của Người cũng thế! Môi trường sống từ lúc mới sinh, là Nadarét, sẽ loại bỏ Người trước hết (Mc 6,16).

Đưa mắt nhìn những người ngồi chung quanh Người

Marcô thường sử dụng kiểu nói: Chúa Giêsu nhìn.

Tôi thử tưởng tượng ra cái nhìn đó... và từ hình ảnh của Người tôi cầu nguyện.

Ngừơi nói: Đây là Mẹ Ta và anh em Ta. Vì ai làm theo ý Thiền Chúa thì người ấy là anh  chị em và là mẹ Ta.

Nhìn sâu vào tâm hồn Chúa Giêsu, ta thấy có điều vô  cùng lạ lùng.

Người có một tâm hồn phổ quát:.. to. lớn như thế giới, mở rộng cho toàn thể nhân loại người tự nhận mình là Anh em với mọi người biết  thực thi ý Chúa . Gia đình của Người thật rộng lớn. Không, ta không thể đóng khung Ngài trong phạm vi gia đình thông thường. Thái độ co cụm hạn hẹp là phản với Chúa Giêsu!  Ranh giới gia đình của Người bao trùm cả thế giới. Mọi người có là anh chị em, là mẹ  của tôi không?

 Tôi có coi việc trung thành thực thi   thánh ý  Chúa  Cha là ưu tiên hàng đầu không?

  Xét theo tương quan trong danh nghĩa những người làm theo ý Chúa, thì Đức Maria là Mẹ hai lần của Chúa Giêsu! Sự cao cả đích thực của Mẹ Chúa không phải chỉ ban cho Người máu thịt, mà còn là tôi tớ khiêm hạ của Thiên Chúa, như vài năm sau Luca sẽ chỉ dạy cho chúng ta điều đó khi ông viết Tin Mừng của mình! Nhưng ở đây.  Nhờ Marcô, điều đó đã được trình bày cho ta bằng một cách hơi khó hiểu.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống trong quan gia đình như một thực tập và một mối dây yêu thương đầu tiên... mà không tự hạn hẹp đóng khung mình trong bất định một vòng đai nào!

 

Bài viết khác

Các khóa học nhạc ngắn hạn, dài hạn dành cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ | Hải Linh Quê Hương